Tag Archives: Chuyện Bác Hồ

Những chỉ dẫn đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà chiến lược quân sự thiên tài, người trực tiếp tổ chức, xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hệ thống di sản tư tưởng, lý luận quý báu mà Người để lại, có những luận điểm đặc sắc về xây dựng quân đội nhân dân cần được quán triệt, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân của Bác Hồ: 113 năm nhìn lại

Có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu, giải đáp một cách tường minh xung quanh sự kiện lịch sử quan trọng Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu cách đây 113 năm, trong đó vấn đề động lực thúc đẩy Người rời quê hương, Tổ quốc để tìm ra chân lý độc lập, tự do thật sự cho dân tộc Việt Nam là vấn đề rất hệ trọng. Xung quanh sự kiện này có một số luận điệu cố ý xuyên tạc nhằm bôi đen lãnh tụ Hồ Chí Minh. Với cách nhìn khách quan, khoa học, có khẳng định rằng, sự kiện Người rời Tổ quốc tìm đường cứu nước, cứu dân cách đây 113 năm là sự “hẹn hò” của chính lịch sử dân tộc và là kết quả tất yếu của hệ thống động lực chủ yếu.

Hiệp định Genève và thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Genève được ký kết ngày 21/7/1954 là thắng lợi của ngoại giao Việt Nam/của bản lĩnh, tinh thần gắn kết giữa đối nội với đối ngoại, lấy đối nội phục vụ đối ngoại và ngược lại để từng bước giành thắng lợi; là phương pháp, nghệ thuật đối ngoại rất Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Đó là minh chứng sinh động của tư tưởng Hồ Chí Minh về “thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”[1] trong quan hệ quốc tế.

“Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi” – Giai thoại đặc biệt về 8 cận vệ của Bác

Ngày 11/6 vừa qua, ông Tạ Quang Chiến, người cận vệ cuối cùng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên trong nhóm 8 cận vệ “Trường/ Kỳ /Kháng /Chiến /Nhất/ Định /Thắng/ Lợi” qua đời (hưởng thọ 98 tuổi), khép lại một thế hệ cận vệ gồm 8 người từng mang trong mình nhiệm vụ bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giai thoại về 8 con người được “khai sinh” lại đến nay vẫn được nhắc lại nhiều, phần vì sự đặc biệt từ ý nghĩa của 8 cái tên ghép lại, phần vì sự cao cả và trách nhiệm lớn lao của họ khi được tin tưởng giao nhiệm vụ ở bên cạnh Bác Hồ…

Nơi yên nghỉ của Bà Nội Bác Hồ

Núi Động Tranh nằm trong dãy núi Đại Huệ thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, nghệ An. Nơi có các phần mộ những người thân trong gia đình Bác Hồ yên nghỉ, đó là phần mộ bà Hà Thị Hy (bà nội), phần mộ cậu Nguyễn Sinh Xin (em trai), và phần mộ bà Hoàng Thị Loan (mẹ Bác). Nơi không riêng gì tôi mà những du khách thập phương khi có dịp tới đây đều cảm thấy lòng mình rất đỗi thanh thản, yên bình, dễ chịu giống như được trở về trong vòng tay mẹ thân yêu. Tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái cảm tưởng như đang được ôm ấp, vỗ về, che chở bởi những cơn gió mát lành, mùi hương hoa ngọc lan toả ra thơm ngát, tiếng thông reo rì rào, tiếng chim hót líu lo và những tia nắng lấp lánh luồn qua kẽ lá…

Quê hương vọng mãi lời Người

“Kim Liên” – tên gọi của một miền quê bình dị, gợi nhớ những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên và tươi đẹp, khơi gợi những cảm xúc ấm áp, thân thuộc và thiêng liêng trong tâm hồn và trái tim của Bác – vị cha già dân tộc, Người dành trọn cuộc đời hy sinh cho đất nước, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam…

Cách đối đãi với trí thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi trọng đội ngũ trí thức. Người luôn đề cao vai trò của trí thức, trân trọng và động viên đội ngũ này đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc…

Suy ngẫm về lời dạy của Bác Hồ với người thầy thuốc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc chăm lo sức khỏe cho người dân. Người nhấn mạnh: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ”[i]. Vì vậy, muốn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trước hết phải đảm bảo sức khỏe cho toàn dân…